Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của Việt Nam

Văn phòng Dịch vụ Dự án Liên hợp quốc (UNOPS) phối hợp với Vụ Kinh tế công nghiệp, dịch vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) tổ chức hội thảo tham vấn "Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của Việt Nam".

Sự kiện có sự tham dự của đại diện từ các bộ, ban ngành TƯ, bao gồm: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI); Bộ Công Thương, Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), và các tổ chức quốc tế UNCTAD, OECD, Ngân hàng Thế giới, GIZ, AFD…, cùng các chuyên gia và hơn 100 đại biểu tham dự dưới hình thức trực tuyến và trực tiếp đến từ các bộ, ngành, tổ chức nghề nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học, cơ quan báo chí ở TƯ và Hà Nội, và những người quan tâm đến chủ đề chuyển dịch năng lượng.

a-94-1739893274.JPG
 

Tại hội thảo, các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, khu vực tư nhân đầu tư vào năng lượng đối mặt với nhiều rủi ro, vì nhu cầu vốn lớn, khả năng thu hồi vốn chậm, trong khi đó khu vực doanh nghiệp tư nhân Việt Nam lại đa số là doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, thậm chí siêu nhỏ, nên khả năng để tiếp cận nguồn vốn là vô cùng khó khăn. Vì thế, giải bài toán vốn cho doanh nghiệp tư nhân khi đầu tư vào lĩnh vực năng lượng vẫn cần được quan tâm và bản thân khu vực tư nhân khó có thể đáp ứng được nếu không có chính sách hỗ trợ của nhà nước và các cơ quan liên quan.

TS. Gavin Harper - chuyên gia cao cấp của tổ chức LSE Consunlting - đã đưa ra một số bài học thành công tại Anh. Theo đó, Việt Nam cần phát triển một khung pháp lý rõ ràng bằng việc cung cấp sự chắc chắn và minh bạch cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực năng lượng.

Đồng thời, thúc đẩy hợp tác công - tư bằng việc tận dụng chuyên môn và nguồn lực từ cả khu vực công và tư nhân. Hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) như tài trợ cho nghiên cứu và phát triển trong các lĩnh vực chính như công nghệ năng lượng tái tạo và giải pháp lưu trữ năng lượng.

Việt Nam cần quan tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao với việc có chính sách đầu tư vào các chương trình giáo dục và đào tạo để tạo ra nguồn nhân tài cho ngành năng lượng”, TS Gavin Harper nói.

Còn PGS TS Nguyễn Thị Nhung, chuyên gia của Dự án “Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào lĩnh vực năng lượng của Việt Nam” cho rằng, cần giải quyết các vấn đề chính sách và pháp lý để tăng cường niềm tin của nhà đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo.

Xây dựng khuôn khổ giá điện cho các loại dự án năng lượng tái tạo khác nhau để giúp nhà đầu tư chuẩn bị tốt hơn cho kế hoạch triển khai dự án. Phối hợp với Bộ Tài chính để chính thức hóa các chính sách ưu đãi về thuế, phí và lệ phí cho các khoản đầu tư xanh nói chung và các dự án năng lượng tái tạo nói riêng”, TS. Nhung đề xuất.

Vì vậy, hội thảo là cơ hội để đội nơi tư vấn trình bày phương pháp tiếp cận đối với dự án hỗ trợ kỹ thuật và thu thập ý kiến phản hồi, đánh giá từ các bên liên quan.